Top những thông tin thú vị về Di tích Chùa Keo Thái Bình có thể bạn chưa biết
Chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở nước ta. Hằng năm tại đây có lễ hội chùa Keo có rất đông người đến tham dự, không chỉ trong tỉnh Thái Bình mà còn trên cả nước. Và sau đây là những điều về di tích chùa keo Thái Bình có thể bạn chưa biết.
Top những thông tin thú vị về Di tích Chùa Keo Thái Bình có thể bạn chưa biết.
Vị trí của chùa Keo Thái Bình
Chùa Keo toạ lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tính đến nay, ngôi chùa này đã có hơn 400 năm tuổi, là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất Việt Nam. Ngôi chùa này vẫn giữ được những kiến trúc từ thủa đầu tiên đến hiện tại.
Những ghi nhận về Chùa keo Thái Bình
Vào năm 2012, chùa Keo vinh dự được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Đến năm 2017, lễ hội chùa Keo tiếp tục được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Quốc gia. Đây là những ghi nhận rất vinh dự và từ hào mà ngôi chùa hơn 400 năm tuổi này có được. Niềm tự hào này của chùa Keo nói riêng và cả tỉnh Thái Bình nói chung. Từ đó người dân nâng cao ý thức giữ gìn những kiến trúc và văn hoá của chùa Keo.
Nguồn gốc của chùa Keo Thái Bình
Ngôi chùa được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông, tại vùng đất Giao Thuỷ, được gọi với cái tên là Nghiêm Quang Tự, sau này, đến năm 1167 thì chùa được đổi tên là Thần Quang Tự. Cái tên chùa Keo của ngôi chùa này cũng rất đặc biệt, vì vùng đất Giao Thuỷ có tên Nôm là Keo, vì vậy mà ngôi chùa được gọi là chùa Keo.
Sau này, do nước sông Hồng lên to khiến ngập làng Gia Thuỷ, ngập vào chùa, vì vậy mà chùa Keo được di dời đến 2 nơi khác nhau, từ đó lập nên 2 ngôi chùa Keo là chùa Keo Thượng và chùa Keo Dưới. Chùa Keo Thượng ở Thái Bình và ngày nay là chùa Keo mà chúng ta đã biết.
Chùa Keo Thượng được xây dựng vào năm 1630 theo kiến trúc thời nhà Lê. Sau khi được xây dựng xong, chùa được trùng tu lại nhiều lần, trong đó lần gần đây là vào năm 1941.
Ngôi Chùa Keo Thái Bình có diện tích rộng khoảng 58000 mét vuông, chùa có nhiều nhà tạo thành những cụm kiến trúc khác nhau. Chùa hiện tại còn 17 công trình với 128 gian nhà.
Kiến trúc của Chùa Keo Thái Bình
Ngôi chùa có kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Lê với đôi cánh lớn ở cửa chùa. Đi qua tam quan chùa là tới hành lang có 24 gian, tại đây dành cho khách hành hương đến làm lễ tại chùa.
Tại nơi chùa thờ Phật có 3 ngôi nhà khác nhau, có lên gọi lần lượt là chùa Hộ, ống muống và Phật Điện. Tại đây có tượng Quan Âm Bồ Tát, tượng Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng Phổ Hiền Bồ Tát,… Trong khu thờ Phật này của nhà chùa có tới hơn 100 pho tượng. Bên cạnh thờ Phật, chùa còn thờ Không Lộ. Toàn bộ kiến trúc đều được làm bằng gỗ lim điêu khắc tỷ mỉ với những đường nét hoa văn thời Hậu Lê. Kế sau khu thờ Phật sẽ đến khu thờ Thánh của chùa.
Tiêu biểu nhất ở ngôi chùa Keo Thái Bình có lẽ là kiến trúc tòa gác chuông. Gác chuông của chùa Keo là một kiến trúc được đánh giá rất đẹp, có chiều cao 11,04 m, và có 3 tầng mái, kết cấu mỗi tầng là những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông được làm bằng gỗ và liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng được 12 mái ngói với 12 đao loan được uốn cong với dáng vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng. Gác chuông của chùa được dựng trên một nền gạch xây rất vuông vắn. Ở tầng một của gác có treo một khánh đá cao 1,2 mét. Tầng hai là có quả chuông đồng rất lớn được đúc vào năm 1686 cao 1,3 mét và đường kính 1 m. Cùng với đó là hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m và có đường kính 0,69 m đều được đúc vào năm 1796.
Đến thăm chùa Keo Thái Bình, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ vô cùng quý giá được truyền lại đó là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng, một bình vôi to. Tương truyền rằng những bộ đồ này chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và ông đã giữ làm chén uống nước trong những năm tháng khổ luyện tu hành.
Trải qua hơn 400 năm được tu bổ, tôn tạo, chùa Keo Thái Bình vẫn giữ nguyên bản sắc lối kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái được kết cấu gần 100 đàn đầu voi là một viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc của Việt Nam ta. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo nhất của cả nước. Bên cạnh đó, Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Những đồ vật này ngày càng có giá trị to lớn đối với lịch sử. Có thể nói Chùa Keo hiện là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII với nhiều kiệt tác đặc sắc còn được giữ lại. ‘
Kết Luận
Chùa Keo Thái Bình luôn là kiến trúc mà nhân dân ta tự hào, đặc biệt là với người dân Thái Bình. Mong rằng bài viết này giúp độc giả có nhiều kiến thức hơn về công trình mang đầy giá trị này.